Những vấn đề về ngực mà các chị em hay mắc phải

Thời gian mang thai bạn có thể nhìn thấy các mạch máu ở vùng , đồng thời nhận ra đầu nhũ hoa lớn hơn và sậm màu hơn bình thường. Bạn cũng có thể thấy xuất hiện một số nốt sần nhỏ hoặc các khu vực trắng như mụn trên núm.

1.

Nhiều phụ nữ thường không biết mình có thai khi chỉ dựa vào dấu hiệu đau ngực, vì vào những ngày đèn đỏ dấu hiệu này cũng xuất hiện. Tuy nhiên nếu trong kỳ đèn đỏ thì cơn đau ngực này sẽ rất nhanh chấm dứt, chỉ 2-3 ngày đầu mà thôi.


Cơn đau ngực sẽ xuất hiện thường xuyên trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai. Bạn có thể cảm giác ngực bạn lúc này hơi nhạy cảm khi chạm vào, hoặc có cảm giác đau đớn khi bạn mặc áo ngực. Sự nhạy cảm khác thường này của ngực bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6.

Đây cũng là lý do khiến nhiều chị em tránh gần gũi chồng thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, quan hệ tình dục khi mang thai là an toàn, bạn chỉ cần tránh để chồng chạm vào đầu nhũ hoa là được.

2. Đầu nhũ hoa thay đổi

Thời gian mang thai bạn có thể nhìn thấy các mạch máu ở vùng ngực, đồng thời nhận ra đầu nhũ hoa lớn hơn và sậm màu hơn bình thường. Bạn cũng có thể thấy xuất hiện một số nốt sần nhỏ hoặc các khu vực trắng như mụn trên núm.


Bạn đừng lo lắng và vội cho rằng mình mắc bệnh gì đó nhé. Những nốt sần này chỉ là một dạng tuyến sản sinh dầu còn được gọi là các hạt Montgomery. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con của cơ thể người mẹ trong thời gian tới mà thôi.

3. Ngực phát triển lớn hơn

Đây là điều mà ai cũng biết khi bắt đầu mang thai. Ở giai đoạn cuối của 3 tháng đầu hoặc bắt đầu 3 tháng giữa là thời điểm của bạn có sự thay đổi đáng kể rõ ràng. Đặc biệt nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn thì điều này càng biểu hiện rõ ràng hơn.


Ngực của bạn sẽ có cảm giác ngứa vì da căng ra, và bạn thậm chí có thể lộ các vết căng da trên ngực. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần phải sử dụng áo ngực dành riêng cho việc nuôi con để hỗ trợ cho ngực phát triển lớn hơn của bạn.

4. Tiết sữa non

Vào cuối thai kỳ, một vài phụ nữ có thể nhận thấy ngực tiết ra chất lỏng màu vàng. Hoặc bạn có thể nhận thấy đầu vú có một lớp màng hoặc chất đóng cục, chúng đều là sữa non thôi.

Điều này không phải phụ nữ nào cũng gặp phải, tùy thuộc vào cơ địa từng người, và việc ngực có tiết ra sữa non hay không sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau này cả.


Nếu bạn cảm thấy bất tiện với điều này thì có thể sử dụng miếng đệm ngực để che lấp đi vùng ngực bị tiết sữa nhé.

5. Làm gì khi ngực không có dấu hiệu thay đổi?

Nhiều chị em cảm thấy hoang mang lo lắng khi mang thai nhưng lại không hề có những biểu hiện giống như mọi người đã nói ở trên.


Trên thực tế, có thể bạn thuộc nhóm phụ nữ mắc bệnh lý thiếu tuyến mô (IGT) hoặc sự giảm sản của ngực. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về điều này và thực hiện kiểm tra ngực. Yên tâm là điều này không hề ảnh hưởng tới thai nhi cũng như quá trình mang thai của bạn nhé.

Cách khoa học khi mang thai

Lựa chọn áo ngực vừa vặn, giúp hỗ trợ ngực và nâng đỡ nhẹ nhàng, tránh gây đau ngực. Tốt nhất nên chọn loại dành riêng cho mẹ bầu.

Mẹ nên tránh những loại áo được làm từ chất liệu là sợi tổng hợp, satin, đồ lót có thiết kế gây ma sát. Nên chọn loại được làm từ cotton sẽ được thoải mái nhất.

Trong khi ngủ, vẫn nên mặc áo ngực bằng bông để tránh bị đau nhức.

Tránh để ngực va chạm khiến mẹ đau đớn.

Massage nhẹ nhàng hàng ngày giúp ngực dễ chịu hơn.

Thường xuyên vệ sinh bằng nước ấm để tránh bị tắc tia sữa sau sinh.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *